Kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng cho người với vào nghề

22/11/2017    6.555    3.22/5 trong 36 lượt 
Kinh nghiệm chụp ảnh phơi sáng cho người với vào nghề
Có 3 yếu tố ảnh hưởng tới phơi sáng, hay nói cách khác là ảnh hưởng tới ánh sáng tạo nên bức ảnh, đó là tốc độ cửa trập (shutter speed), độ mở ống kính (aperture) và độ nhạy sáng (ISO).
 Trong quá trình ánh sáng tiếp xúc với vật liệu nhạy sáng như phim hoặc mặt cảm biến trong máy ảnh kỹ thuật số sẽ quyết định đến một tấm ảnh. Quá trình phơi sáng phụ thuộc vào thời gian trập và khẩu độ của ống kính. Thời gian trập (hay được gọi là tốc độ chập) là khoảng thời gian mà màn chập của máy ảnh mở cho ánh sáng đi vào mặt film hay sensor (cảm biến). Khẩu độ là độ mở lớn hoặc nhỏ của màn chắn trong ống kính để điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua vào mặt sensor máy ảnh.   
Vì vậy, nếu độ mở ống kính mở càng lớn (ánh sáng vào nhiều hơn) thì tốc độ cửa trập phải càng nhanh để cân bằng lượng ánh sáng vào cảm biến. Ngược lại, nếu tốc độ cửa trập càng chậm (thời gian để cho ánh sáng vào cảm biến lâu hơn) thì độ mở càng phải hẹp lại để luôn duy trì một lượng ánh sáng vừa đủ. Lưu ý một điều là độ mở lớn được biểu thị bằng con số nhỏ, còn độ mở nhỏ lại được biểu thị bằng con số lớn. Ví dụ độ mở lớn nhất sẽ được ghi là f/2 hoặc f/2,8, trong khi độ mở nhỏ hơn sẽ là f/8, f/11. Ngoài việc điều chỉnh lượng ánh sáng đi qua ống kính, độ mở còn ảnh hưởng đến độ sâu trường ảnh (depth of field) hay khoảng rõ nét. Độ mở càng nhỏ (f/16 chẳng hạn) khoảng rõ nét càng lớn (tất cả mọi thứ trong ảnh, tiền cảnh hay hậu cảnh đều rõ nét) và ngược lại.      
Thực tế là ở chế độ tự động, khi chụp đêm máy ảnh sẽ căn cứ chủ yếu vào tốc độ cửa trập thay vì các yếu tố tác động đến sự phơi sáng khác. Vấn đề ở chỗ, hầu hết máy ảnh đều tính toán không đúng thời gian cần thiết mà tốc độ cửa trập cần có để thu được ánh sáng tạo nên một bức ảnh được gọi là đẹp. Lý do chính là cảm biến đo sáng máy ảnh hoạt động về đêm (ánh sáng rất yếu) không được chính xác và hiệu quả như ban ngày. Vì thế, những bức ảnh chụp đêm bằng chế độ tự động phần lớn là thiếu sáng.
 
Sau đây hướng dẫn các bạn một số kinh nghiệm chụp phơi, các bạn hãy thử dần và rút ra kinh nghiệm, tuyệt đối không phải lúc nào cũng cứ chụp rập khuôn mà phải tùy biến theo từng hoàn cảnh nhé các bạn.
1) Gắn máy ảnh trên tripod
2) Chỉnh ISO = 100 hoặc 200 là cùng
3) Vặn chế độ chụp về S hoặc M (M thì chủ động hơn. S thì chỉ chọn được thời gian chụp)
4) Chọn chế độ đo sáng Matrix (sau này thành thạo rồi thì bạn có thể dùng các chế độ đo sáng khác như Center Weighted hoặc Spot)
5) Chụp bằng dây bấm mềm hoặc đặt máy ở chế độ chụp hẹn giờ (tức là bấm nút chụp rồi nhả ra, đợi chừng 10 giây máy mới chụp). Như thế đảm bảo máy không bị rung do thao tác của tay
6) Đặt tốc độ và khẩu chụp, ví dụ tốc độ chụp = 30 giây, khẩu độ = f13 (bạn tùy ánh sáng thế nào mà vặn)… Khẩu độ có thể khép từ F11đến 22 để làm tia sáng tỏa ra từ những điểm ánh sáng cố định
7) Căn khung hình
8) Bấm nút chụp và nhả. Máy sẽ đợi 10 giây rồi bắt đầu phơi sáng
9) Đợi máy phơi sáng xong rồi xem lại ảnh.
 
Chú ý: Trong thời gian máy phơi sáng, đừng đụng vào máy hay tripod. Thậm chí phải tránh cả gió nữa (gió mạnh cũng làm rung máy)

Cầu Đỏ Về Đêm


Thác Đổ




Tàu Tốc Hành Dành Khách




Đèn Lên



Cầu Bay




Cô Độc



Dòng Đời
Sưu tầm từ Internet

Quảng cáo

 

Bình luận