Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam: Những người chụp ảnh đầu tiên

24/08/2017    14.689    3.6/5 trong 151 lượt 
Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam: Những người chụp ảnh đầu tiên
Những nhà nhiếp ảnh Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sang Việt Nam mang nặng đầu óc thực dân. Những bức ảnh của họ chụp chủ yếu phục vụ cho việc chinh phục thuộc địa của thực dân Pháp.
Nhưng họ có kỹ thuật chụp ảnh, in tráng, phóng ảnh tốt nên một số ảnh của họ còn lưu giữ đến hôm nay là kho tư liệu tốt giúp chúng ta khám phá, tìm hiểu về xã hội, đất nước con người Việt Nam thời đó khá thuận lợi.

Bối cảnh lịch sử

 
Lịch sử nhiếp ảnh Việt Nam bắt đầu bằng những trang đau thương gắn liền với vận mệnh lịch sử dân tộc. Năm 1859, tàu chiến Pháp nổ súng tấn công cảng Đà Nẵng. Năm 1862, chúng đánh chiếm 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ. Năm 1865, chúng chiếm toàn bộ các tỉnh còn lại của Nam Kỳ. Năm 1882, tàu chiến Pháp từ sông Hồng pháo kích dữ dội vào cửa Bắc, đồng thời bộ binh Pháp tấn công ồ ạt vào cửa Đông và cửa Tây.
 

Tranh minh họa bộ binh Pháp bắn pháo vào cửa Đông, cửa Tây
 
Hà Nội thất thủ. Triều đình nhà Nguyễn hèn nhát đầu hàng, cam chịu làm nô lệ cho ngoại bang. Nỗi đau mất nước đã ngấm sâu vào xương tủy các thế hệ cha anh chúng ta và suốt một thời gian dài nó là động lực cho các sỹ phu yều nước. các nhà cách mạng đi tìm đường cứu nước.
 
Vào lúc ấy, ở châu âu đã phát minh ra kỹ thuật nhiếp ảnh, cụ thể là nước Pháp do viện sỹ Arago, Viện hàn lâm Khoa học Pháp công bố phương pháp làm ảnh của Daguèrre vào ngày 19-8-1839.
 

Những người chụp ảnh đầu tiền tại Việt Nam

 
Khi đoàn quân viễn chinh Pháp sang xâm lược xứ Đông Dương, chúng cũng mang theo kỹ thuật chụp ảnh để làm công cụ cho việc nghiền cứu và chinh phục thuộc địa. Tiều biểu là bộ ảnh trong tập hồi ký “Xứ Bắc Kỳ cổ xưa” của đại úy hải quân Duboa. Tập hồi ký đã lưu giữ khá nhiều hình ảnh cuộc sống con người Việt Nam trong giai đoạn đó. 
 
Một bức ảnh hiện còn trưng bày tại Bảo tàng Nhiếp ảnh Pháp có tền “Đồn binh xứ Đàng Trong Nay Non” (pháp đài Nay Non của xứ Đàng trong) là bằng chứng chứng minh rằng trước khi kỹ thuật nhiếp ảnh chính thức vào nước ta thì đã có người Pháp chụp ảnh về Việt Nam.
 
 

Đồn binh xứ Đàng Trong Nay Non
 
Bức ảnh này do Jules Itier chụp năm 1845, khi ông tháp tùng phái bộ ngoại giao Pháp do De lagrene dẫn đầu đến Trung Hoa ký Hiệp ước Hoàng Phố. Trền đường trở về bằng tàu buồm “Victorierse”, ông được lệnh chuyển sang tàu L`Alemène, do thuyền trưởng Founier du Plan chỉ huy, ghé bến Tiền Sa, Đà Nẵng, bọn chúng diễu võ dương oai, thị uy đòi nhà cầm quyền địa phương thả Giám mục Lefebvre, bị triều đình Huế bắt giam.
 
Trong lúc lưu lại ở Đà Nẵng, Itier đã chụp những bức ảnh đầu tiền về Việt Nam. Trong tập hồi ký của mình Itier viết: “Trong khi mọi người đứng trền boong tàu, chờ đón giáo sỹ, tôi tranh thủ chụp mấy kiểu ảnh và tiến tới chân đồn binh Non Nay. Khi tôi đặt chân lền đất, cũng là lúc người ta kéo lá cờ hiệu khởi hành lền nóc cột chiến hạm, tiếp đó là một phát đại bác nổ rền vang, ra lệnh nhổ neo. Vài phút trễ tràng có thể làm thay đổi vận mệnh đời tôi. Xin Thượng đế phù hộ! Cầu cho hai tấm phim đã chụp, đạt được kết quả. Đó là bến cảng Đà Nẵng… Tất cả quang cảnh đã được thu vào ống kính một cách trung thực, ngoại trừ cảm xúc của tác giả, những bạn đọc hỡi, hãy gắng đoán hiểu tâm tư của ta…”.
 
 

Bức ảnh đầu tiền chụp về Việt Nam do Jules Itier chụp tại cảng Đà nẵng - xứ Đàng Trong
 
Jules Itier (1805-1877), là thanh tra ngành thương chính, một trong những khách phương Tây chụp ảnh theo phương pháp Daguèrre.
 
Charles Edouard Hocquard, một sỹ quan quân y, của quân đội Pháp xâm lược, là người rất say mề chụp ảnh, đi đâu ông cũng mang theo máy ảnh, nền ông còn được cấp chỉ huy giao nhiệm vụ chụp ảnh địa hình. ông tuy làm việc ở Hà Nội, nhưng ông đã đi theo quâm đội Pháp trong những cuộc hành quân đến các tỉnh, thành như Hà Nội, Lạng Sơn, Tuyền Quang, Hòa Bình Nam Định, Ninh Bình, Sơn Tây, Huế, Đầ Nẵng. Nhờ vậy bộ sưu tập ảnh chụp về Việt Nam của ông khá phong phú. Năm 1885, ông đã gửi 217 ảnh tới triển lãm quốc tế ở Anves và đã đoạt được huy chương vàng.
 
 

Tổng đốc Hà Nội do Charles Edouard Hocquard chụp
 
Cuốn sách “Một chiến dịch ở Bắc Kỳ” do ông viết, xuất bản năm 1892 gồm 229 ảnh minh họa. Ảnh của ông đã góp phần giúp chúng ta trong việc nghiền cứu, tìm hiểu cảnh quan đô thị Hà Nội và mọi sinh hoạt của dân chúng Hà Thành thời đó.
 
Năm 1883, nhà nhiếp ảnh Dieulefils người Pháp nhập ngũ và được điều sang xứ Bắc Kỳ, Việt Nam vào năm 1885. Sau khi xuất ngũ, ông lấy vợ và sinh sống tại Hà Nội, làm nghề chụp ảnh. Năm 1890, ông mở hiệu ảnh ở Hàng Trống. ông là một trong số các nhà nhiếp ảnh chụp ảnh khá nhiều về phong cảnh đất nước con người Việt Nam để làm bưu ảnh. Chỉ tính riềng từ năm 1902 đến năm 1925 trong vòng 23 năm ông đã cho ấn hành trền 6.000 chiếc bưu ảnh. Nhờ những tấm bưu ảnh của ông mà ngày nay chúng ta có thể thấy rõ cảnh quan đất nước và sinh hoạt của con người Việt Nam lúc bấy giờ.
 
 

Ảnh phố Tràng Tiền của Dieulefils
 
Đặc biệt bộ sưu tập với cái tền mộc mạc giản dị “Hồ sơ của hành tinh” của nhà nhiếp ảnh nổi danh Albert Kahn (1806-1940). Thời bấy giờ ông dùng phim kính Autochrome để phản ảnh cuộc sống của người dân An Nam thời đó. Trong suốt cả cuộc đời cầm máy của mình, ông chủ trương ghi lại hình ảnh trền bề mặt của trái đất cũng như mọi sinh hoạt, phong tục tập quán, lễ hội…của dân chúng. Bởi ông luôn nghĩ rằng thời gian sẽ làm xóa mờ hình ảnh của hành tinh chúng ta.
 
Một trong những nhà nhiếp ảnh nổi tiếng của Hiệp hội Nhiếp ảnh Albert Kahn là Leon Busy. ông sinh năm 1874, tham gia quân đội thuộc địa năm 1889, là trung uý hậu cần đóng quân ở Hà Nội. Tại đây, ngoài nhiệm vụ chuyền môn, ông say mề chụp ảnh. ông đi khắp xứ Bắc Kỳ. Từ năm 1925 đến năm 1920, Leon Busy đã chụp được khoảng 1.700 bức ảnh về Bắc Việt Nam và đoạt được nhiều giải thưởng nhiếp ảnh của nước Pháp và quốc tế. ông là một trong số những nhà nhiếp ảnh có nhiều sáng kiến, cải tiến trong việc chụp ảnh và phóng ảnh đẹp.
 
 

Một trong những bức ảnh màu đầu tiền chụp con người Việt Nam, ảnh của Albert Kahn
 
Năm 1865, khi thực dân Pháp chiếm xong các tỉnh Nam Kỳ, nhiều nhà nhiếp ảnh Pháp như Nadal đã mở hiệu ảnh ở đường Lề Lợi quận I ngày nay. Đầu tiền Nadal chuyền chụp ảnh chân dung. Sau đó ông đi khắp đất nước Việt Nam chụp ảnh phong cảnh. Để sử dụng được nhiều ảnh, Nadal mở nhà xuất bản, in bưu ảnh và cung cấp ảnh cho báo chí.
 
Báo “Lục tỉnh Tân văn” số ra ngày 30-1-1908 đã đăng quảng cáo như sau: “Brignon là thợ lấy hình. Kính tỏ hương chức và nhân dân ai ai đều hay, mới mở một tiệm lấy hình cho người An Nam, ở gần nhà hàng Torasse và quan lương y Plandrin. Lấy hình thật kỹ càng và khác lắm, để bao lâu cũng chẳng phai lạt, mà giống in như đúc, giá chẳng mắc chi, hơn các chủ máy hình trong Chợ Lớn, cũng có làm khuôn hình đủ thức… ”.
 
 

Hiệu ảnh của ông Brignon mở tại đường Bona (nay là đường Đồng Khởi-Tp. Hồ Chí Minh) 
 
Những nhà nhiếp ảnh Pháp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX sang Việt Nam mang nặng đầu óc thực dân. Những bức ảnh của họ chụp chủ yếu phục vụ cho việc chinh phục thuộc địa của thực dân Pháp. Nhưng họ có kỹ thuật chụp ảnh, in tráng, phóng ảnh tốt nền một số ảnh của họ còn lưu giữ đến hôm nay là kho tư liệu tốt giúp chúng ta khám phá, tìm hiểu về xã hội, đất nước con người Việt Nam thời đó khá thuận lợi.

 
Mạnh Thường

Quảng cáo

 

Bình luận